Đọc báo giùm bạn Doanh nghiệp sẽ kiện Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan

Smile

Well-Known Member
Bài viết
292
Reaction score
392
Liên quan đến vụ việc công ty Minh Giang kiện chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng vì cho rằng đơn vị này ra quyết định ấn định thuế trái pháp luật, dư luận đang trông chờ vào một bản án công minh, chính xác của Tòa án nhân dân TP. Đà Nẵng.
Quyết định ấn định thuế trái luật

Tại phiên tòa phúc thẩm 14/5, các luật sư đã đưa ra nhiều chứng cứ và lập luận chứng minh quyết định ấn định thuế của Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng là trái pháp luật, đi ngược lại với thông lệ quốc tế. Kết thúc phần tranh tụng vào chiều ngày 14/5, HĐXX tiến hành nghị án và sẽ tuyên vào chiều ngày 15/5.

Tại phiên tòa phúc thẩm các Luật sư Trần Hồng Lĩnh và luật sư Nguyễn Quang Chiến thuộc Đoàn luật sư TP Hải Phòng là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty Minh Giang đã đưa ra nhiều lập luận chứng minh việc TAND TP Đà Nẵng tuyên hủy quyết định ấn định thuế của Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng là công tâm và đúng pháp lập.

Bởi lẽ: Quyết định ấn định thuế số 59677 của Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng sai cả về thẩm quyền, nội dung và biểu mẫu và nêu căn cứ không cụ thể rõ ràng mà nêu hết sức chung chung. Trong khi đó, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng lại căn cứ vào công văn số 261/KĐ-NV ngày 15/6/2017 của Chi cục Kiểm định Hải quan 4 gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng nói là “hỗ trợ phân tích, phân loại hàng hóa”. Tuy nhiên, bản thân Công văn số 261/KĐ-NV cũng tự nhận chỉ là “hỗ trợ phân tích, phân loại hàng hóa” chứ không phải là “Kết luận giám định, phân loại” và người ký không phải là giám định viên nên công văn này không có giá trị làm căn cứ để Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng đưa vào nhóm mã hàng 73.26 và ra quyết định ấn định thuế, cũng như không có giá trị làm căn cứ để giải quyết vụ án này.

Ra quyết định ấn định thuế trái luật: Khi ra Quyết định ấn định thuế số 59677, cũng như trong suốt quá trình giải quyết vụ án cho đến phiên tòa hôm nay, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng không đưa ra được căn cứ gì để cho rằng các tài liệu mà Công ty Minh Giang dùng để khai báo căn cứ tính thuế và kê khai số thuế phải nộp là không hợp pháp, không đúng trị giá giao dịch thực tế, không nói tờ khai báo thuế của doanh nghiệp là đúng hay sai vì lý do gì mà chỉ nêu lý do ấn định thuế: “theo kết quả phân loại hàng hóa của Chi cục” là hoàn toàn áp đặt chủ quan, không đúng pháp luật.


Luật sư Nguyễn Quang Chiến và luật sư Trần Hồng Lĩnh tại phên Tòa phúc thẩm

Thực tế, Công ty Minh Giang đã căn cứ vào Hợp đồng với hãng Thiele – Cộng hòa Đức; Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O L17599595; Hóa đơn, Packing list; Catalogue; Văn bản của hãng Thiele giải thích, mô tả về mã hàng hóa HS; Thuế Hải quan điện tử của Hải quan Đức; Công ty Minh Giang đã làm thủ tục kê khai và đăng ký tờ khai hải quan … Các tài liệu này là công khai, minh bạch, hợp pháp, rõ ràng và đã được cơ quan Hải quan tiếp nhận, đăng ký tờ khai Hải quan; Công ty Minh Giang khai báo đúng với trị giá giao dịch thực tế.

Như vậy, đối chiếu với khoản 1 Điều 39 Luật quản lý thuế 2006 thì trường hợp Công ty Minh Giang không thuộc đối tượng ấn định thuế. Việc Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng ra quyết định ấn định thuế số 59677 đối với Công ty Minh Giang là không đúng pháp luật.

Tòa sơ thẩm không khách quan

Việc đánh giá chứng cứ của HĐXX sơ thẩm không khách quan, toàn diện, đầy đủ và không chính xác, vi phạm Điều 95 Luật TTHC dẫn đến quyết định không đúng pháp luật: Tại bản án sơ thẩm số 01/2018/HC-ST ngày 14/9/2018, Hội đồng xét xử sơ thẩm đã nhận thấy Quyết định số 59677 có sai sót nhưng chỉ nhận thấy sai sót phần nổi bề ngoài về hình thức biểu mẫu và đã “Kiến nghị Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng sửa chữa Quyết định số 59677 theo đúng biểu mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính”. Tuy nhiên, không có quy định nào cho phép, hướng dẫn ra Quyết định này để sửa chữa Quyết định khác. Do vậy, bản án sơ thẩm kiến nghị sửa chữa Quyết định ấn định thuế là không đúng pháp luật mà chỉ có cách duy nhất là hủy đi để xác định lại cho đúng (theo Điểm (c) khoản 7 điều 48 Thông tư 38/2015/TT-BTC đã quy định rõ: “… Khi quyết định ấn định không đúng thì ban hành quyết định huỷ quyết định ấn định theo mẫu số 10 Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này).

Hơn nữa, nội dung Quyết định 59677 có nhiều sai sót, vi phạm nghiêm trọng (như tôi đã trình bày ở các phần trên) nhưng trước đó, trong quá trình giải quyết vụ án, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng cũng như HĐXX sơ thẩm lại không nói đến.

Trong quá trình giải quyết vụ án, TAND quận Sơn Trà có công văn số 97/CV- TA ngày 07/5/2018 và công văn số 139/CV-TA ngày 21/6/2018 gửi Tổng cục Hải quan – Bộ Tài chính đề nghị: “Xác định mã hàng hóa trên CO L17599595 của các sản phẩm trong Hợp đồng số MG-THIELE 01-2016 ngày 18/11/2016 có phù hợp với công dụng, tính năng của các sản phẩm đó hay không? Mã hàng hóa của các sản phẩm này là 73.26 hay 73.15”.

Ngày 14/8/2018, Phó cục trưởng Cục thuế XNK – Đào Thu Hương ký Công văn số 4764/TCHQ-TXNK gửi TAND quận Sơn Trà nhưng không trả lời câu hỏi của Tòa án rằng các sản phẩm trong Hợp đồng có phù hợp với công dụng, tính năng của các sản phẩm đó hay không, mà chỉ trả lời chung chung. Dựa vào Công văn này, HĐXX sơ thẩm cho rằng kết quả phân loại của Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng phù hợp với Công văn trả lời số 4764 của Tổng cục Hải quan và cho rằng Quyết định ấn định thuế số 59677 là có cơ sở và hợp pháp.

Luật sư cho rằng Công văn số 4764 nói trên không có giá trị để làm cơ sở phân loại hàng hóa, bởi: Cục thuế chỉ có chức năng thu thuế, không có chức năng phân loại hàng hóa. Cục thuế lại đi hướng dẫn phân loại hàng hóa là trái thẩm quyền, là làm ngược quy trình phân loại hàng hóa, áp thuế và thu thuế.

“Quyết định của bản án sơ thẩm còn có sai lầm cơ bản nữa là không thượng tôn pháp luật, không căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết vụ án mà lại làm Công văn đi hỏi nơi này, nơi khác để tranh thủ ý kiến rồi dựa dẫm vào các Công văn trả lời không có tính pháp quy để giải quyết vụ án là vi phạm nguyên tắc xét xử, tại Điều 13 Luật tố tụng hành chính quy định: “Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dưới bất kỳ hình thức nào” – các luật sư cho biết.

Doanh nghiệp sẽ kiện Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan

Cũng tương tự như giai đoạn xét xử sơ thẩm, không hiểu sao có sự trùng hợp đúng vào ngày 03/5/2019 khi phiên tòa phúc thẩm được mở ra thì Bộ Tài chính có Công văn hỏa tốc số 5048/BTC-TCHQ do ông Nguyễn Dương Thái, Phó Tổng cục trưởng, TL. Bộ trưởng, KT. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan gửi TAND TP Đà Nẵng (CV đến ngày 06/5/2019).

Luật sư cho rằng: Công văn số 5048 do ông Nguyễn Dương Thái – Phó tổng cục trưởng TCHQ ký cũng như Công văn số 4764 do bà Đào Thu Hương – Phó cục trưởng Cục thuế XNK ký và Công văn số 261 do ông Lâm Đại Tú – Phó Chi cục Kiểm định Hải quan 4 ký đều là các Công văn có tính chất trao đổi, không phải là văn bản quy phạm pháp luật có tính bắt buộc, không có giá trị pháp lý và không thể dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án này.



Trước đó, tại Công văn số 5342/TCHQ-TXNK ngày 08/6/2016 cũng do ông Thái ký, gửi các Cục Hải quan tỉnh, thanh phố, đã xác định “sản phẩm mắt nối xích bằng thép (không có ren) thường được sử dụng nối giữa hai mắt xích, thuộc nhóm mã 7315.90.90”. Nay Ông lại ký Công văn số 5048 nói các sản phẩm này thuộc nhóm 73.26 là nói hai lời, tự mình mâu thuẫn với chính mình.

Tại Công văn số 5048 ông Thái đã thừa nhận từ mục 08 đến 42 trong tờ khai của Công ty Minh Giang “là các phụ kiện của xích” nhưng lại đưa sang nhóm 73.26 là trái với mục (V) Phần thứ hai của Quy tắc 2(a) ban hành kèm theo Thông tư 103/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Công văn số 5048 ngày 03/5/2019, do ông Thái ký không có giá trị pháp lý vì Công văn này lại căn cứ vào Thông tư 103/2015/TT-BTC đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 65/2017/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2018).

Bộ Tài chính (ông Thái) không sờ thấy, không nhìn thấy hàng hóa của Công ty Minh Giang, không có hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa nhập khẩu của Công ty Minh Giang. Vậy dựa vào đâu để xác định mã số hàng hóa?

Việc làm của ông Thái đã vi phạm khoản 1 Điều 26 Luật Hải quan và khoản 2 Điều 16 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

Công văn số 5048 của Bộ Tài chính do ông Nguyễn Dương Thái ký là trái với Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 và Nghị Quyết số 19/2016/NQ-Chính phủ ngày 28/4/2016 của Chính phủ.

Các mặt hàng do Công ty Minh Giang nhập khẩu từ mục số 08 đến 42 trong tờ khai hải quan không có tên gọi, không được mô tả trong nhóm 73.26 nhưng ông Thái lại ký Công văn số 5048 đưa vào mã 73.26 là trái với “Công ước quốc tế về Hệ thống hài hòa mô tả và mã hàng hóa HS” mà Việt Nam đã tham gia; Vi phạm khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính.

Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng đã loại trừ các mặt hàng từ mục số 13 đến 16 trong tờ khai không đưa sang mã 73.26. Vậy, cớ gì Công văn số 5048 do ông Thái ký vẫn đưa sang mã 73.26? Làm vậy là mâu thuẫn với văn bản của cả cấp trên và cấp dưới.

“Công văn số 5048 do ông Nguyễn Dương Thái – TL. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH; KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN gửi về TAND TP Đà Nẵng trong thời gian phiên tòa đang diễn ra, đây là một hình thức can thiệp vào việc xét xử của Tòa án, gây tranh cãi, ảnh hưởng đến quyền lợi của Doanh nghiệp.

Với tư cách là Luật sư, tôi thấy cần thiết phải tư vấn cho Doanh nghiệp khởi kiện Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra tòa về hành vi hành chính cho phép ông Nguyễn Dương Thái, thừa lệnh và ký thay CV số 5048 trái với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Doanh nghiệp” – Luật sư Lĩnh khẳng định.

Nguồn: http://tamnhin.net.vn
 

Tìm thành viên

Top