Chia sẻ Định mức - Nvl tiêu hao - Tỷ lệ hao hụt hàng gia công một cách dễ hiểu hơn. (phần 2)

luuvanbi

Well-Known Member
Bài viết
330
Reaction score
413
1. Định mức:

Viết chung cho các bạn đang mơ hồ về định mức hay những bạn đã biết về định mức rồi:
Cuộc sống thường ngày chúng ta phải dự tính trước trong các công việc như xây nhà, đi may quần áo,thậm chí nấu cơm... Nhà có 10 người thì không thể nấu 1 bò gạo được hoặc mua 1 lạng thịt được lúc đó ai ăn ai đừng. Do đó chúng ta luôn phải có dự toán về định lượng... Với một nhà máy cũng vậy thường chúng ta phải có định mức để dự toán nguyên vật liệu. Một nhà máy 9000 công nhân nếu chúng ta để công nhân ngồi chơi 1 tiếng thôi doanh nghiệp phải trả số tiền cho 1 tiếng đó là 10kx9000 là 90 triệu. Hay là chúng ta dự toán sai dẫn đến thừa nvl và rất lãng phí. Vậy định mức chúng ta định nghĩa là gì? Là lượng nguyên vật liệu thực tế dùng để sản xuất 1 sản phẩm.

Chú ý: chúng ta không nên làm ngược là 1 nguyên vật liệu ban đầu làm ra được bao nhiêu sản phẩm. mà 1 sản phẩm phải làm từ bao nhiêu nguyên vật liệu.

- Thực tế trong cuộc sống để may cái quần chúng ta dùng 1.2m2 vải đó chính là định mức.
+ Là lượng nvl thực tế sản xuất 1 sp.
+ Xác định từ quy trình sản xuất
+ Bản vẽ kỹ thuật
+ Thực tế sản xuất ( có thể đo đạc hoặc giám định được trên mẫu mã)
+ Theo lệnh sản xuất.
+ Định mức có thể bao gồm cả tỷ lệ hao hụt. Nếu chúng ta xây dựng tỷ lệ hao hụt vào định mức thì tỷ lệ hao hụt là 0.
Như vậy việc xây dựng định mức và chứng minh định mức cần có cơ sở và chúng ta cần lưu trữ chứng từ như trên.

2. Định mức nguyên vật liệu tiêu hao.

- Nhiều bạn hỏi nhà em găng tay, dầu mỡ bôi trơn máy móc có là nguyên vật liệu tiêu hao hay không. Xin thưa là không bởi vì nó là vật tư dùng để phục vụ hoạt động của nhà máy và nếu không chỉ dùng để thực hiện riêng cho gia công hay sxxk mà có thể làm việc khác.

===> Vậy nguyên vật liệu tiêu hao ở đây là gì?

Xét 1 ví dụ khi chúng ta sản xuất Phim bảo vệ màn hình điện thoại chúng ta phải dùng các loại băng dính dán lại với nhau. Nhưng có 1 loại băng dính thì chúng ta sẽ bóc đi hoàn toàn khi tạo thành sản phẩm nó chỉ tham gia cấu thành sản phẩm trong 1 thời điểm (cấu thành bán thành phẩm) và đến khâu cuối cùng nó không tồn tại trên sản phẩm nữa. Đó chính là nguyên vật liệu tiêu hao. Hay ví dụ khi thêu áo chúng ta cần 1 Mex để thêu. Sau khi thêu xong thì chúng ta bóc cái mex đó đi.

Vậy : Nguyên vật liệu tiêu hao của sxxk, gia công chính là những nvl đã tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm nhưng không tồn tại trên sản phẩm cuối cùng, nó sẽ mất đi hoặc chuyển thành phế liệu.

Việc mất đi đó không có nghĩa là chúng ta xây dựng tỷ lệ hao hụt cho nó là 100%. Việc xây dựng tỷ lệ như vậy nếu áp vào công thức chung thì nó là 1 thành 2 điều này không chính xác. Chúng ta vẫn xây dựng định mức như định mức sử dụng nvl và cho tỷ lệ hao hụt đã bao gồm trong định mức bởi nó sẽ chuyển sang phế liệu 100% hoặc mất đi. Chúng ta chỉ cần chứng minh điều này là được.

3. Tỷ lệ hao hụt là gì?

- Trong cuộc sống lúc nào cũng có tỷ lệ hao hụt bạn gặp nó thường ngày bạn uống cà phê cũng không thể uống tới giọt cuối cùng bạn may quần áo cũng không thể tận dụng được số vải đã đưa vào, nó có đầu thừa đuôi thẹo. Lấy ví dụ mỗi ngày bạn đều ăn 3 bát cơm và để nấu ra 3 bát cơm đó bạn cần 1 bò gạo. 1 bò gạo thực chất chúng ta nấu được 3.5 bát cơm nhưng bị dính nồi, gạo rơi rớt mất 0.5 bát. Và ngày nào cũng vậy bạn nấu 1 bò gạo và mất đi 0.5 bát cơm. Nó thành 1 quy trình và rất ổn định. Sự sai lệch không đáng kể.

Vậy tỷ lệ hao hụt là gì: Là lượng nvl mất đi hoặc chuyển thành phế liệu ( bị hỏng) trong quá trình sx tính theo 1 sản phẩm.
+ Nó có tính chu kỳ
+ Ít đột biến

- Xét tiếp ví dụ trên một hôm mải làm việc gì đó bạn nấu cơm mà không cho nước chúng ta bị cháy hoàn toàn bò gạo đó.
+ Nếu chúng ta coi đây là tỷ lệ hao hụt thì tỷ lệ hao hụt này sẽ biến động lên xuống rất khó kiểm soát. Nhiều cty tháng trước tỷ lệ hao hụt của nvl a là 3% nhưng tháng sau là 1000%. Và kế toán thường lấy trung bình cộng các tháng để tính tỷ lệ hao hụt. Điều này dẫn đến tình trạng tỷ lệ hao hụt khó chính xác và khó giải trình. Nếu bộ phận mua hàng mà theo tỷ lệ hao hụt này để mua hàng thì rất dễ dẫn tới tình trạng tồn ứ nvl gây lãng phí. Vậy những cái không ổn định này chúng ta cho nó vào Hao Hụt Ngoài Định Mức.

Hao hụt ngoài định mức là hao hụt vượt qua tỷ lệ hao hụt trong định mức nó có tính đột biến, tai nạn, không ổn định về tỷ lệ..

Nguồn: Tổng hợp từ Vmt Logistic

 

JIANGYTV

New Member
Bài viết
14
Reaction score
1
Bạn ơi, cho mình hỏi nếu là tem nhãn dán trên sản phẩm có phải đưa vào định mức không ?
 

Tìm thành viên

Top