Chia sẻ Công nghệ Blockchain: Nền tảng LCL xuất khẩu (LCL Export Platform)

nhattao

Active Member
Bài viết
167
Reaction score
151
Công nghệ Blockchain: Nền tảng LCL xuất khẩu (LCL Export Platform) trong quy trình vận hành LCL (Less than container load) 2018.

Ở các cảng Trung Quốc, quy trình vận hành LCL (Less than container load) phức tạp và không hiệu quả. Do sản lượng container đã và đang tăng trưởng cùng với sự tăng trưởng của thương mại quốc tế và phát triển kinh tế, nhu cầu cải tiến quy trình LCL đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Viện Đổi mới chuỗi cung ứng Malaysia (MISI) và Đại học Giao thông Thượng Hải đang tham gia vào một dự án nghiên cứu chung để phát triển giải pháp dựa trên blockchain cho vấn đề này.

Hiện tại, hai tổ chức này đang xây dựng một nền tảng LCL xuất khẩu (LCL Export Platform) sử dụng công nghệ blockchain để thúc đẩy việc tích hợp và trao đổi dòng chảy thông tin giữa các công ty giao nhận và khách hàng của họ.

Dự án tin rằng việc ứng dụng công nghệ blockchain có tiềm năng làm cho các giao dịch LCL minh bạch hơn theo cách mà internet đã thay đổi khả năng tiếp cận thông tin của mọi người ngày nay.

Dự án cũng tạo cơ hội cho Trung Quốc đứng đầu trong việc áp dụng công nghệ mang tính chuyển đổi này. Các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp ở Trung Quốc đang ủng hộ nhu cầu phải có một sổ cái được chia sẻ và bảo đảm, qua đó tạo ra trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong khi tinh giản các quy trình xuất khẩu. Những cải tiến như vậy sẽ giúp Trung Quốc tăng cường thương mại với các nước khác.

Tại hầu hết các cảng ở Trung Quốc, thị trường LCL bị phân mảnh và việc chia sẻ thông tin rất ít ỏi, dẫn đến sự chậm trễ không cần thiết. Do đó, có nhiều cơ hội để cải tiến quy trình đặt chỗ LCL hiện tại bằng cách tích hợp các bên khác nhau trong chuỗi cung ứng lại với nhau trên một nền tảng duy nhất.
  • Các vấn đề chính cần được giải quyết
• Quá nhiều người trung gian trong hoạt động LCL. Do sự thiếu minh bạch của thị trường, nhiều công ty giao nhận làm lợi từ việc ký lại hợp đồng hàng hóa để hưởng chênh lệch giá.

• Hệ thống trao đổi thông tin phức tạp. Việc trao đổi thông tin giữa chủ hàng, NVOCC, và các cơ quan giao nhận không dễ dàng và không linh hoạt. Những vấn đề này gây ra sự chậm trễ.

• Thiếu thông tin kịp thời. Thông tin quan trọng như thời gian đến, loại hàng hóa, thời gian lưu kho và nơi đến, thường được cung cấp trễ tại kho hàng LCL. Khi điều này xảy ra, nhà kho bị giới hạn trong việc thực hiện các hoạt động logistics theo các hướng dẫn của NVOCC hoặc hãng tàu.

• Thách thức đóng hàng trong thời gian cao điểm. Không gian chứa container thường bị lãng phí bởi vì danh sách đóng hàng (Packing list) được tạo ra cho hầu hết các quá trình đóng hàng trong kho của LCL không tối ưu hóa không gian chứa hàng hiện có. Việc tận dụng không gian này đòi hỏi hoạt động đóng hàng phải có tần suất cao trong các khu vực soạn hàng (staging hoặc sorting area).
  • Kiến trúc blockchain đề xuất cho nền tảng LEP (Nguồn: MISI)
Việc giảm số lượng các “cấp” trung gian trong vận hành LCL và đơn giản hóa việc chia sẻ thông tin sẽ làm giảm chi phí hoạt động trên tổng thể. Để đạt được những mục tiêu này, dự án đề xuất phát triển một nền tảng chung chia sẻ thông tin LCL. Một nền tảng như vậy sẽ cho phép các bên tham gia trong chuỗi cung ứng LCL quản lý các quy trình phân phối hiệu quả hơn nhiều.
  • Việc sử dụng công nghệ blockchain sẽ mang lại 3 ưu điểm chính trong hoạt động LCL
• Xây dựng sự tin tưởng giữa các bên tham gia. Blockchain cho phép các thiết bị như đầu đọc RFID được sử dụng trong chuỗi cung ứng, cải thiện luồng thông tin và củng cố lòng tin.

• Giảm cả chi phí và thời gian bằng cách loại bỏ “những người trung gian” ra khỏi quy trình này. Một khi các giao dịch theo khối được thiết lập vững chắc, sự cần thiết phải có NVOCCs có lẽ sẽ không còn là vấn đề nữa.

• Tăng tốc độ giao dịch bởi vì sẽ có ít bên hơn tham gia trong quá trình này. Ví dụ: mã thuế hàng hóa, số liệu phân loại, thông tin xuất xứ, giấy chứng nhận xuất nhập khẩu, trị giá hải quan, tình trạng thông quan và các thông tin bắt buộc liên quan đến hàng hóa hiện đã có sẵn và hoàn tất cho tất cả các bên liên quan truy cập thông qua một ID duy nhất.
  • Nền tảng LCL xuất khẩu (LEP) có thể được chia thành 3 chức năng chính:
• Chức năng 1 liên quan đến các ứng dụng được sử dụng bởi mỗi bên liên quan để xử lý thông tin của riêng họ. Ví dụ: một ngân hàng tham gia xử lý tín dụng thư (LC) cho người xuất khẩu.

• Chức năng 2 đề cập đến các khối (block) thông tin cho các quy trình xuất khẩu. Mỗi khối được tạo ra từ một thành viên tham gia vào hệ thống để hoàn thành quy trình xuất khẩu.

• Chức năng 3 liên quan đến các máy chủ và lưu trữ để xác thực và đăng ký. Một hoặc nhiều máy chủ thanh toán có thể bị tính phí giao dịch với tổ chức thanh toán bên ngoài vào thời điểm thích hợp để giải quyết bất kỳ giao dịch tiền tệ nào trong giao dịch thực tế.

Mô hình nền tảng LEP đề xuất được tin rằng sẽ làm giảm chi phí hoạt động và thời gian cho các chủ hàng và người giao nhận, đồng thời tinh chỉnh thông lượng hàng hóa. Ngoài ra, nền tảng này sẽ theo dõi từng nút (node) trong chuỗi cung ứng LCL và thu thập thông tin liên quan về hành trình của hàng hóa thông qua các kênh trên di động và trên nền web.



Th.S Võ Thị Hà Nhi.
 

Tìm thành viên

Top