Hướng dẫn CÔNG BỐ SẢN PHẨM, AN TOÀN THỰC PHẨM

Thanh Trang

New Member
Bài viết
25
Reaction score
3
CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG TƯƠNG ỚT TRONG NƯỚC
Qua thời gian, ớt tươi được người dân chế biến thành các loại tương ớt với nhiều vị cay nồng khác nhau. Tương ớt đã trở thành món gia vị không thể thiếu đối với mỗi bữa ăn của đa số gia đình người Việt. Chính vì thế, có cầu ắt sẽ có cung, nhiều hãng tương ớt ra đời và được bày bán trên thị trường, chất lượng thì khó có thể kiểm chứng. Để đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm bắt buộc các doanh nghiệp phải công bố chất lượng tương ớt với cơ quan chức năng.

Fosi sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn trong việc soạn hồ sơ cũng như xin giấy phép công bố sản phẩm trong thời gian nhanh nhất

  1. Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp:
  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An Toàn Thực phẩm
  • Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng
  • Mẫu sản phẩm.
2. Fosi xây dựng hồ sơ công bố sản phẩm:

  • Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến việc công bố tại Việt Nam.
  • Nghiên cứu và xem xét các tài liệu do khách hàng cung cấp: CA (Certificate of analysis), để xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm theo quy chuẩn, tiêu chuẩn.
  • Tư vấn chi tiết về tính hợp pháp và hợp lệ của từng tài liệu
  • Sửa đổi, bổ sung các tài liệu không chính xác và/hoặc chuẩn bị các tài liệu mới để đáp ứng kịp yêu cầu về mặt thời gian theo quy định của pháp luật hiện hành;
  • Xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm, gửi mẫu và nhận kết quả xét nghiệm
  • Đại diện doanh nghiệp, nộp hồ sơ và đóng phí Công bố tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  • Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình ra giấy phép.
  • Nhận giấy chứng nhận và hồ sơ đã được xác nhận và gửi cho khách hàng.
3. Đối với sản phẩm tương ớt hồ sơ công bố bao gồm:

a) Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

b) Bản thông tin chi tiết về sản phẩm

c) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn do phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận cấp (bản gốc hoặc bản sao có công chứng);

d) Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu được quy định

đ) Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

e) Mẫu nhãn sản phẩm (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

g) Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

h) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

i) Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).

Liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất Ms Trang 028 6682 7350 (Tư vấn miễn phí)

Email: [email protected]

Website: trungtamnghiencuuthucpham.vn
 

Tìm thành viên

Top