Chia sẻ CÓ PHẢI CỘNG PHÍ CIC - CONTAINER IMBALANCE CHARGE VÀO TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU?

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
939
1. Phí CIC là gì?

- Phụ phí CIC (Container Imbalance Charge) là phí mất cân bằng container, đây là một loại phụ phí vận tải biển do hãng tàu chợ thu nhằm mục đích bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng từ nơi thừa cont rỗng về nơi có nhu cầu cont rỗng đễ đóng hàng xuất.

- Việc mất cân bằng về số lượng cont rỗng này phát sinh là do mất cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu của các quốc gia. Có nhiều quốc gia nhập siêu như Việt Nam, Mỹ, EU… sẽ có lượng cont rỗng lớn sau khi nhập khẩu. Ngược lại các quốc gia xuất siêu như Trung Quốc, Ấn Độ… lại cần nhiều cont rỗng để đóng hàng xuất khẩu. Do đó việc điều chuyển cont rỗng từ nơi không có nhu cầu tới nơi có nhu cầu sẽ phát sinh chi phí cho hãng tàu, nên hãng tàu mới thu thêm phí CIC để bù đắp lại và có thể được xem như một phần của phí container.

- Phí CIC sẽ phát sinh tùy theo thời điểm trong năm, thời điểm mất cân bằng nhiều thì hãng tàu thu còn cân bằng thì không thu.

2. Luật quy định như thế nào về các khoản phí liên quan tới vận tải phải cộng?

- Căn cứ Điều 5, Điều 6 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính thì:
Trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu sau khi đã được điều chỉnh. Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu”.

- Căn cứ Điểm g), Khoản 2, Điều 13 Thông tư số 39/2015/TT-BTC quy định về các khoản điều chỉnh cộng:
“g) Chi phí vận tải và chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên, không bao gồm chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên.
Trường hợp các chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên đã bao gồm trong chi phí vận tải quốc tế hoặc đã bao gồm trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán thì được trừ ra khỏi trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu nếu đáp đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này"
"g.1) Trị giá của khoản điều chỉnh này được xác định trên cơ sở hợp đồng vận tải, các chứng từ, tài liệu liên quan đến vận tải hàng hóa;”
"g.2) Trường hợp giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải nhưng người mua không có hợp đồng vận tải, các chứng từ tài liệu liên quan đến vận tải hàng hóa, hoặc có nhưng không hợp pháp, thì không được áp dụng phương pháp trị giá giao dịch;" => chỉ quy định chi phí vận tải, còn các chi phí liên quan tới vận chuyển hàng hóa như CIC không quy định.

3. Vậy có phải cộng hay không phí CIC?

Bạn thử đặt câu hỏi: Khi đóng hàng xuất, nếu thiếu cont thì hãng tàu phải làm gì? Có phải là phải đảo chuyển cont rỗng từ nơi không có nhu cầu về nơi có nhu cầu không nào, và phát sinh chi phí CIC. Khi đó phí CIC sẽ phát sinh trước cả khi việc đóng hàng xảy ra và đương nhiên là trước khi hàng về cảng nhập đầu tiên. Và đồng thời phí này sẽ xuất hiện trong hợp đồng vận tải với hãng tàu. => Khi đó đây sẽ là khoản điều chỉnh cộng và phải cộng vào khi xác định trị giá tính thuế nếu thỏa các điều kiện sau:

4. Điều kiện phải cộng CIC:

- Phí này phải do người mua thanh toán và chưa được tính trong trị giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán.

- Phải liên quan đến hàng hóa nhập khẩu.

- Có số liệu khách quan, định lượng được và phù hợp với các chứng từ liên quan.

5. Vậy phí CIC sẽ KHÔNG phải cộng vào khi nào?

- Ngoài những điều kiện trong phần 4 ra thì CIC sẽ không phải cộng vào khi:

- Khi phí này xuất hiện sau khi hàng về cửa khẩu nhập đầu tiên.
Ví dụ: sau khi trả rỗng hãng tàu thu thêm phí CIC này nhầm mục đích đảo chuyển cont rỗng về nơi có nhu cầu cont tiếp theo.
=> Để biết được CIC xuất hiện trước hay sau thì dựa theo hợp đồng vận tải hoặc các tài liệu liên quan đến vận tải hàng hóa ký kết với hãng tàu.

- Tuy nhiên việc thu phí CIC đa phần là để đáp ứng nhu cầu có cont rỗng trước khi đóng hàng chứ không phải nhu cầu cont sau khi trả rỗng, vì hãng tàu khó xác định được nhu cầu đảo chuyển sau khi trả rỗng. Họ khó biết được liệu sau khi doanh nghiệp trả rỗng thì rỗng đó có phải đảo chuyển hay không. Do đó về mặt tính chất thì đa phần phí CIC xuất hiện trước khi đóng hàng.

6. Điều còn bất cập.

- Làm sao doanh nghiệp biết được hãng tàu thu phí CIC là do thật sự do bị mất cân bằng cont giữa các khu vực?
- Do tính chất xuất hiện phí này không rõ ràng nên hải quan khi kiểm tra sau thông quan thường yêu cầu doanh nghiệp cộng phí CIC này vào trị giá tính thuế. Vì vậy trong hợp đồng vận tải hoặc các tài liệu liên quan đến vận tải hàng hóa ký kết với hãng tàu bạn cần làm rõ loại phí này.

12.jpg
 
Sửa lần cuối:

Mr.Béo

Active Member
Bài viết
127
Reaction score
72
Mình có một thắc mắc là liệu phí CIC này có thể nằm trong giá CIF và do người bán trả được không?
 

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
939
Mình có một thắc mắc là liệu phí CIC này có thể nằm trong giá CIF và do người bán trả được không?
Được nha bạn. Bạn cần thảo thuận với người bán. Khi đó hóa đơn local charge của bạn sẽ không có phí này.
 

Mr.Béo

Active Member
Bài viết
127
Reaction score
72
Nhưng mà thường thì người mua sẽ phải trả phí này đúng không bạn?
 

Hoa Trần

Member
Bài viết
34
Reaction score
31
Được nha bạn. Bạn cần thảo thuận với người bán. Khi đó hóa đơn local charge của bạn sẽ không có phí này.
Cám ơn ad rất nhiều về những thông tin hữu ích này. Dạo này có nhiều quy định sửa đổi quá ạ, nên ngày nào cũng vào diễn đàn hóng ...
 

Emy Nguyễn

Member
Bài viết
40
Reaction score
26
Mình có một thắc mắc là liệu phí CIC này có thể nằm trong giá CIF và do người bán trả được không?
Dear bạn
Việc trả bên nào trả CIC là do thỏa thuận giữa người mua và người bán.
Trừ một số tuyến hãng tàu bán cước đã bao gồm CIC trong cước (không thể tách riêng) thì bên nào trả cước, bên đó phải trả CIC.
Trường hợp này hiện tại rất phổ biến đối với hàng xuất đi Ấn Độ, Hàn Quốc, hàng nhập từ Trung Quốc, giá cước thường bao gồm CIC (có thể tách riêng hoặc không tách được tùy hãng tàu)
Hàng xuất CIF thì đa phần shipper trả CIC
Hàng nhập từ Trung Quốc thì đa phần Consignee trả CIC.
 

Tìm thành viên

Top