Thảo luận Chuyện chưa ngã ngũ: các khoản điều chỉnh cộng: CIC, D/O, CCF

luuvanbi

Well-Known Member
Bài viết
330
Reaction score
413
Kính gửi: Quý Doanh Nghiệp – Quý Khách Hàng.

Đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn tới Quý Khách Hàng, Quý Doanh Nghiệp vì đã tin dùng dịch vụ & ủng hộ bên em trong suốt thời gian vừa qua.

Ngày 25/10/2016, Tổng Cục Hải Quan ban hành công văn số 10111/TCHQ-TXNK yêu cầu cộng phụ phí CIC vào trị giá tính thuế khi khai báo hải quan. (Nội dung chi tiết tại công văn số 10111/TCHQ-TXNK). Nhiều DN bị truy thu, rà soát do trước đó không khai báo khoản phụ phí điều chỉnh cộng này.

Ngày 08/03/2018, Tổng cục hải quan tiếp tục ban hành công văn hỏa tốc số 1237/TCHQ-TXNK; yêu cầu DN tiếp tục khai báo bổ sung thêm DO fee và Cleaning Fee vào trị giá tính thuế khi khai báo hải quan. Như vậy, các khoản phụ phí điều chỉnh cộng phải khai vào tính thuế bao gồm:

1. CIC: Container imbalance charge. Phí mất cân bằng container, đây là khoản phụ phí được hãng tàu phụ thu để bù đắp lại sự thiếu hụt, di chuyển vỏ container rỗng từ các nước xuất siêu tới nước nhập siêu.

2. DO fee: Delivery order. Phí phát lệnh giao hàng, đây là phí hãng tàu thu để phát hành lệnh cho người nhận hàng làm thủ tục nhận hàng từ cảng.

3. Cleaning fee: Phí vệ sinh container. Bao gồm:

a. Phí vệ sinh container thông thường: Còn gọi là phí quét sàn container.

b. Phí vệ sinh container công nghiệp: Phí vệ sinh container thu riêng cho những hàng hóa dễ gây bẩn container.

Theo Tổng cục hải quan & các Chi cục hải quan, Các khoản phụ phí này đều là khoản chỉnh cộng theo thông tư số 39/2015/TT-BTC và phát sinh trước khi hàng hóa về tới cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên. Đây là các khoản phụ phí:

a) Do người mua thanh toán và chưa được tính trong trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;

b) Liên quan đến hàng hóa XNK.

c) Có số liệu khách quan, định lượng được thông qua các hóa đơn cước của hãng tàu, đơn vị vận chuyển.

Vấn đề tranh cãi giữa Hải quan và DN là liệu thực sự các khoản phụ phí này phát sinh tại thời điểm nào, trước hay sau khi hàng về tới cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên. Rất nhiều hiệp hội, doanh nghiệp, công ty logicstics và hãng vận tải đồng loạt đấu tranh, các đề xuất, kiến nghị được gửi liên tiếp tới Tổng cục hải quan; tại đây nêu rõ quan điểm đây là khoản phụ phí phát sinh sau khi hàng hóa về tới cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên.

Ngày 20/09/2018, Tổng cục hải quan ban hành công văn số 5475/TCHQ-TXNK thì DO fee và Cleaning fee được gián tiếp thừa nhận là khoản điều chỉnh cộng phát sinh sau khi hàng hóa về tới cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên. Các chi cục hải quan dần dần thống nhất, tính tới hiện giờ chỉ còn khai báo duy nhất 1 khoản điều chỉnh cộng là phí mất cân bằng container CIC.

Ngày 19/10/2018, Quyết định số 51/QĐ-GQKN của Tổng cục hải quan tiếp tục đề cập tới vấn đề này, theo đó CIC được ghi nhận là khoản điều chỉnh cộng có liên quan tới cước vận chuyển hàng hóa quốc tế, hãng tàu tại VN chỉ thu hộ đầu xuất khẩu, do đó CIC sẽ phát sinh trước khi hàng hóa về tới cửa khẩu nhập đầu tiên. Tuy nhiên, nếu DN tiến hành giao dịch mua bán hàng hóa theo term CIF nói riêng hoặc các term mà trị giá hàng hóa đã bao gồm cước vận chuyển quốc tế như term nhóm C & D (CFR/CIP/CIF/CPT/DAP/DAT/DDU/DDP) thì không cần khai báo khoản điều chỉnh cộng này vào trị giá tính thuế.

Ngày 21/11/2018, công văn số 7466/TXNK-TGHQ phúc đáp công ty TNHH LG Electronics Việt Nam cũng bổ sung thêm rằng CIC là khoản điều chỉnh cộng phát sinh sau khi hàng hóa về tới cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên & DN không cần cộng thêm vào trị giá tính thuế.

Thực tế hiện trạng tại các chi cục hải quan cửa khẩu như sau:

· Tại Hồ Chí Minh (Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Cát Lái & Chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất): đã bỏ khai báo DO & Cleaning fee với mọi lô hàng nhập khẩu. CIC chỉ khai đối với hàng hóa term E & F.

· Tại Hải Phòng (Chi cục hải quan cửa khẩu cảng HP Khu vực I, II, III, Đình Vũ): đã bỏ khai báo DO & Cleaning fee với mọi lô hàng. Về CIC hiện nay áp dụng khai báo với lô hàng trị giá giao dịch mua bán theo term nhóm E, F. Nhóm C hiện nay vẫn chưa có thêm hướng dẫn mới từ chi cục hải quan về việc khai hay không khai báo CIC. Chưa DN nào tiến hành xóa bỏ CIC khi khai báo hàng hóa mua bán theo term nhóm C.

Lý do có sự chưa bất nhất này do hiện nay chưa có 1 định nghĩa nào quy định thế nào là khoản điều chỉnh cộng phát sinh trước – phát sinh sau khi hàng về cửa khẩu nhập khẩu, cũng như chưa hề có danh mục khoản điều chỉnh cộng phải cộng vào trị giá tính thuế khi khai báo hải quan. Bên cạnh đó, chính sự mập mờ chưa rõ mục đích từ các hãng tàu cũng khiến việc xác định trở nên rối rắm, khù khoằm. Hãng tàu nào thu hộ đầu xuất khẩu, hãng tàu nào thu ở Việt Nam, tất cả trên chứng từ hóa đơn của hãng tàu phần lớn không đề cập.

Theo quan điểm cá nhân và những kinh nghiệm từ bản thân, em nhận định DO Fee, Cleaning Fee hay CIC đều là những khoản điều chỉnh cộng phát sinh sau khi hàng hóa về tới cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên. Và em cũng rất mong muốn có văn bản quy phạm pháp luật rõ ràng hơn để DN không còn phải khai báo những khoản phụ phí này vào trị giá tính thuế. Tuy nhiên, cá nhân thì không phải là luật, em có thể có tâm nhưng chưa có tầm. Thực tế vẫn luôn xảy ra tranh chấp giữa DN và hải quan, mọi tranh chấp bất kể thắng thua, bản thân DN luôn là người đầu tiên chịu thiệt thòi từ mâu thuẫn.

Đứng trên quan điểm người làm dịch vụ, coi niềm hạnh phúc & sự hài lòng của khách hàng là quan trọng nhất, ý kiến từ cá nhân em suggest. Trước mắt, đối với hàng hóa nhóm D, bao gồm DAP/DAT/DDU/DDP thì cả 3 khoản điều chỉnh cộng này không cần cộng vào trị giá tính thuế. Còn đối với hàng hóa mà trị giá hàng hóa được mua bán theo điều kiện cơ sở giao hàng incoterm nhóm E & F & C:

· Tại Hải Phòng & tại các chi cục hải quan miền Bắc nói chung: Giải pháp tình thế hiện tại là em mong DN chủ động khai báo CIC vào trị giá tính thuế khi khoản điều chỉnh cộng này không quá nhiều. Số thuế DN thực đóng sẽ tăng lên không đáng kể, nhưng tránh được xung đột tranh chấp với hải quan, tránh được kéo dài vô nghĩa thời gian thông quan. Có những DN sẽ hạnh phúc hơn khi được tránh được va chạm xung đột, hầu như ít bận tâm tới việc số thuế phải đóng tăng lên không đáng kể; tuy nhiên vẫn có những DN theo hướng ngược lại.

· Tại TP HCM và khu vực miền Nam: Em sẽ update trước khi có lô hàng do hiện tại em chưa trực tiếp làm trong đó, chưa nắm được thêm thông tin. Nhóm E & F theo hiểu biết cá nhân hiện tại của em thì vẫn khai báo CIC và không có sự thay đổi. Nhóm C thì theo QĐ 51 nói trên sẽ không cần cộng vào trị giá tính thuế.

Em vẫn đang tiếp tục nắm bắt thêm thông tin trong khả năng của em, Trường hợp DN lựa chọn không khai báo, em vẫn luôn đồng hành cùng DN để giải trình, cung cấp chính sách văn bản luật. Fowarder chỉ có thể định hướng, tư vấn cho DN theo kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân. Việc DN lấy chi phí hay tính hiệu quả, tránh xung đột va chạm làm phương châm, hiện tại bên em vẫn rất mong được lắng nghe ý kiến từ DN. Em luôn đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ giải trình bằng văn bản, chính sách pháp luật, tư duy & nhận thức em có khi có sự bất đồng không may mắn xảy ra. Em luôn mong DN vui vẻ khi dùng dịch vụ của bên em, do đó hiện tại với khoản điều chỉnh cộng là phí CIC, trước mắt chưa bàn tới đúng sai, DN chủ động cân nhắc khai hay không khai khoản điều chỉnh cộng này vào tính thuế. Văn bản em đều đã chuẩn bị để cùng DN đồng hành.

Em xin trân trọng cám ơn!

EM MỸ LINH KIỀU.

Link download văn bản: https://drive.google.com/drive/fold...z5KPceExVa8MqXJM5OX7QzeYuq4L7W6ybVYzCudKg92q8
 

bloodr0se

New Member
Bài viết
27
Reaction score
13
Bài viết tổng hợp đầy đủ nhất từ trước tới giờ. Quả thật nhiều khi nên khai luôn CIC tránh xung đột với hải quan, với giải trình và phân định cái phí này rất mất thời gian, ảnh hưởng quá trình thông quan hàng hoá của mình.
 

Tìm thành viên

Top