Help Cần xin giấy phép gì cho hóa chất nhập khẩu về Việt Nam?

ngoisaodauyeu

New Member
Bài viết
4
Reaction score
0
Công ty em có chuẩn bị nhập 1 số hóa chất sau, thông tin theo bên nước ngoài cung cấp sau:
1. Rhodium sulphate
Mô tả: Hợp chất Hỗn hống Rhodium Sulphate Rh2(SO4)3 của kim loại quý dùng trong xi mạ kim loại: Rhoduna Concentrate J1-2 (100ml/chai), Hiệu Umicore sx tại Germany mã HS Code: 28439000
2. CUBIC ZIRCONIA
Mô tả: "SUNSTAR WHITE ROUND 0.80 MM
(SYNTHETIC GEMSTONE)" mã HS Code: 71042000
3. Ruthenium
Mô tả: "Dạng cục, thỏi, thanh đúc hoặc dạng bột/ In lumps, ingots,
cast bars or in powder form" mã HS Code: 71104110
Loại khác/Other mã HS Code: 71104190
4.Silver Alloy
Mô tả: "Hợp kim đồng
74032100: Hợp kim trên cơ sở đồng-kẽm (đồng thau)
74032200: Hợp kim trên cơ sở đồng-thiếc (đồng thanh)
74032900: Hợp kim đồng khác (trừ các loại hợp kim đồng chủ thuộc nhóm 74.05)"
mã HS Code:740321 or 740322 or 740329
5. Gold Alloy
Mô tả: "Hợp kim đồng
74032100: Hợp kim trên cơ sở đồng-kẽm (đồng thau)
74032200: Hợp kim trên cơ sở đồng-thiếc (đồng thanh)
74032900: Hợp kim đồng khác (trừ các loại hợp kim đồng chủ thuộc nhóm 74.05)"
mã HS Code:740321 or 740322 or 740329

Hiện tại em đang không biết những hóa chất này bên em có phải xin giấy phép gì không để được nhập khẩu về Việt Nam không ạ? Anh/ chị nào giúp em với, em cảm ơn ạ.
 

Manh

Active Member
Bài viết
272
Reaction score
135
BẠN XIN MSDS CỦA SELLER thì mới check số CAS được xem có phải khai báo hóa chất hay xin giấy phép tiền chất không nhé
 

Triệu Dương

New Member
Bài viết
6
Reaction score
2
BẠN XIN MSDS CỦA SELLER thì mới check số CAS được xem có phải khai báo hóa chất hay xin giấy phép tiền chất không nhé
Cho mình hỏi nếu cần khai báo hóa chất thì mình cần những chứng từ nào kèm theo a? Xin cảm ơn!
 

Manh

Active Member
Bài viết
272
Reaction score
135
Cho mình hỏi nếu cần khai báo hóa chất thì mình cần những chứng từ nào kèm theo a? Xin cảm ơn!
Bạn cần invoice và msds để tiến hành khai báo hóa chất nha bạn, khai trên trang 1 cửa quốc gia
 

thumin1006

New Member
Bài viết
7
Reaction score
7
1. Đơn vị thực hiện: CỤC HÓA CHẤT

2. Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/4/2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP;
- Thông tư số 40/2011/TT-BCT ngày 14/11/2011 của Bộ Công Thương quy định về khai báo hóa chất.
- Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương;
Bạn download mẫu khai báo hóa chất tại http://khaibaohoachat.cuchoachat.gov.vn/LinkClick.aspx…

3. Hồ sơ:
Mẫu khai báo hóa chất
Invoice hoặc P/O
MSDS

4. Quy trình thực hiện
Nộp hồ sơ tại bộ phận 1 cửa Cục hóa chất.

5. Phương pháp tiến hành:
a. Kiểm tra chứng từ : Việc kiểm tra số CAS từ MSDS chúng ta sẽ tìm hiểu được chất đó là chất gì. Sau đó áp HS cho từng chất, tra cứu theo phụ lục thông tư 40 nếu nó nằm tong danh sách khai báo thì phải khai báo. Chú ý: Nếu 1 chất phải khai báo thì ta khai báo toàn bộ các chất trong lô hàng đó vì chi phí khai báo 1 hay nhiều chất đều giống nhau.
b. Áp mã HS cho tên hàng: Nếu hàng có tên đích danh thì áp mã theo tên đích danh, còn nếu không có tên đích danh áp mã theo thành phần hóa chất nhiều nhất của hàng hóa.

6. Khái niệm lập phiếu an toàn:
Căn cứ Điều 29 Luật hóa chất: Phiếu an toàn hóa chất
1. Hoá chất nguy hiểm bao gồm chất nguy hiểm, hỗn hợp chất có hàm lượng chất nguy hiểm trên mức quy định. Hoá chất nguy hiểm phải được lập phiếu an toàn hóa chất.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm trước khi đưa vào sử dụng, lưu thông trên thị trường phải lập phiếu an toàn hóa chất.

3. Phiếu an toàn hóa chất bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nhận dạng hóa chất;
b) Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất;
c) Thông tin về thành phần các chất;
d) Đặc tính lý, hóa của hóa chất;
đ) Mức độ ổn định và khả năng hoạt động của hóa chất;
e) Thông tin về độc tính;
g) Thông tin về sinh thái;
h) Biện pháp sơ cứu về y tế;
i) Biện pháp xử lý khi có hoả hoạn;
k) Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố;
l) Yêu cầu về cất giữ;
m) Tác động lên người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân;
n) Yêu cầu trong việc thải bỏ;
o) Yêu cầu trong vận chuyển;
p) Quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật phải tuân thủ;
q) Các thông tin cần thiết khác.

4. Chính phủ quy định hàm lượng chất nguy hiểm trong hỗn hợp chất phải lập phiếu an toàn hóa chất quy định tại khoản 1 Điều này.
Đồng thời chính phủ cũng quy định ngưỡng hàm lượng hóa chất nguy hiểm trong hỗn hợp:
Điều 17. Ngưỡng hàm lượng chất nguy hiểm trong hỗn hợp chất phải xây dựng phiếu an toàn hóa chất
1. Các hỗn hợp chất có chứa các chất nguy hiểm với hàm lượng theo khối lượng sau đây phải xây dựng phiếu an toàn hóa chất:
STT Đặc tính độc hại Hàm lượng
1 Độc cấp tính ≥ 1.0%
2 Bỏng hoặc ăn mòn da ≥ 1.0%
3 Có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến niêm mạc ≥ 1.0%
4 Gây biến đổi ghen cấp I ≥ 0.1%
5 Gây ung thư ≥ 0.1%
6 Độc tính sinh sản ≥ 0.1%
7 Độc tính đối với bộ phận chức năng xác định (một lần phơi nhiễm) ≥ 1.0%
8 Độc tính đối với môi trường thủy sinh ≥ 1.0%

Kết luận : Phiếu an toàn hóa chất phải lập khi DN bạn là chủ thể sản xuất hóa chất đó; bạn phải lập MSDS để hướng dẫn sử dụng và lưu hành trên thị trường.

P/s:
- Nguồn: tác giả Phạm Thành Nam - https://goo.gl/NZLyA3
 

Tìm thành viên

Top