Chia sẻ Cách hạn chế truyền tờ khai bị luồng đỏ

Oscar Le

Moderator
Bài viết
1,850
Reaction score
1,385
Có nhiều bạn nói rằng do tính “hên xui” hoặc có thể do ngày đó mình không may nên truyền tờ khai mới bị luồng đỏ. Một số khác lại tin rằng có “giờ linh” trong lúc khai báo. Nhưng thật ra điều đó là không đúng, bạn không cần thức khuya dậy sớm lựa giờ linh để truyền tờ khai nhé.

Trước tiên chúng ta cần biết được Hải quan dựa vào các tiêu chí nào để phân luồng cho tờ khai, từ các tiêu chí đó chúng ta biết cách mà giảm thiểu rủi ro khai báo bị luồng đỏ nhé.

Gồm 4 nhóm tiêu chí để phân luồng cho tờ khai.

1. Các quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành:

2. Các quy định của pháp luật hải quan, pháp luật thuế.

Tiêu chí (1) và (2) là 2 tiêu chí và quy định quản lý của nhà nước, chúng ta nhập hoặc xuất loại hàng nằm trong tiêu chí này thì phải chịu thôi, không tránh được.

Ví dụ:
+ Nhập hàng phế liệu: 100% luồng đỏ hoặc vàng.

+ Xuất hàng thuốc lá: 100% luồng vàng hoặc đỏ.

+ Hoặc trúng đợt kiểm tra quản lý rủi ro, nhiều công ty khai báo bị luồng đỏ mấy tuần liền, có khi mấy tháng liền.

3. Kết quả đánh giá rủi ro tuân thủ của doanh nghiệp.

- Việc đánh giá này được chia thành doanh nghiệp ưu tiên,doanh nghiệp tuân thủ và không tuân thủ

+ Doanh nghiệp ưu tiên được miễn 100% kiểm tra luồng vàng và đỏ, khai là chỉ có xanh thôi. Hiện tại cả nước ta có 60 doanh nghiệp ưu tiên.

+ Doanh nghiệp tuân thủ sẻ có tỷ lệ tối đa 5% luồng vàng, 1% luồng đỏ.

+ Doanh nghiệp không tuân thủ sẽ có tỷ lệ tối đa 50% luồng vàng và 20% luồng đỏ.

(Được quy định tại Điều 10 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

=> Để thành doanh nghiệp ưu tiên thì:

+ Doanh nghiệp XNK đạt kim ngạch 100 triệu USD/năm;

+ Doanh nghiệp XK hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đạt kim ngạch 40 triệu USD/năm;

+ Doanh nghiệp XK hàng hóa là nông sản, thủy sản sản xuất hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam đạt kim ngạch 30 triệu USD/năm;

+ Đại lý thủ tục hải quan có số tờ khai làm thủ tục hải quan trong năm đạt 20.000 tờ khai/năm.

(Theo Điều 10 Nghị định 08/2015/NĐ-CP)

=> Để được xếp vào danh sách doanh nghiệp tuân thủ thì doanh nghiệp đó phải không vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế xét cả về tính chất vi phạm và tần suất vi phạm.

- Đồng thời phải hợp tích cực hợp tác với cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và chấp hành các quyết định khác của cơ quan hải quan. Doanh nghiệp có thái độ không hợp tác hoặc không tuân theo quyết định của hải quan đều bị đánh dấu lại.

(Điều 14 nghị định 08/2015/NĐ-CP)

4. Nhóm tiêu chí đánh giá dựa trên thông tin nghiệp vụ hải quan và các kết quả phân tích, đánh giá rủi ro (thông tin rủi ro) được cung cấp, cập nhật bởi các đơn vị nghiệp vụ tại Hải quan các cấp.

Có nghĩa là mọi hành vi phạm hoặc sửa đổi bổ sung, của doanh nghiệp đều được cập nhật vào hệ thống và chậm nhất là cập nhật sau 3 ngày vi phạm. từ các cập nhật đó mà cơ quan hải quan đưa ra phân tích và đánh giá mức độ rủi ro ho doanh nghiệp

Ví dụ:

+ Bạn thường xuyên sửa đổi, bổ sung tờ khai, hủy tờ khai hoặc không làm thủ tục đối với tờ khai đã khai báo.

+ Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, đúng thời hạn chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan tới hàng hóa xnk khi cơ quan hải quan yêu cầu.

+ Trốn thuế, gian lận thuế

+ Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng qua biên giới.

+ Không cung cấp đầy đủ thông tin doanh nghiệp của bạn cho Hải quan. Bạn cần làm bản khai báo các chỉ tiêu của doanh nghiệp khoảng 180 chỉ tiêu/10 trang (bạn liên hệ hải quan tại địa phương để được hướng dẫn)
………………
(Nói chung tất các các lỗi dù lớn hay bé đều được cập nhật lại và cho vào đánh giá mức độ rủi ro)
  • Vậy tóm lại cách giảm thiểu rủi ro khai báo luồng đỏ gồm:
- Không vi phạm về hải quan và thuế.

- Hạn chế truyền sửa và hủy tờ khai.

- Cá thái độ tích cực hợp tác với hải quan: Trong quá trình làm thủ tục, kiểm tra, giám sát… hợp tác ở đây có nghĩa là cung cấp mọi thông tin và chứng từ cho hải quan một cách nhanh chóng và chính xác khi có yêu cầu.

- Cập nhật thông tin doanh nghiệp tới cơ quan hải quan.

- Nâng mức doanh nghiệp thành doanh nghiệp tuân thủ hoặc doanh nghiệp ưu tiên.
 

Tìm thành viên

Top