Thảo luận C/O và nhãn hàng hóa

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
939
Chúng ta cùng thảo luận về vấn đề: "Nhãn trên hàng hóa thực tế không có hoặc không đúng với thông tin trên C/O thì có bị bác C/O không?"

Trong quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa (hàng bị luồng đỏ) đối với lô hàng có C/O để được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt. Nếu cán bộ Hải quan không thấy nhãn hàng hoặc nhãn hàng trên sản phẩm không đúng với thông tin trên C/O thì đó có phải là căn cứ bác C/O không?

1. Nhãn hàng hóa là gì?
Được quy định cụ thể tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP. Có thể hiểu ngắn gọn là thông tin có trên hàng hóa gồm những thông tin cơ bản sau:
- Tên hàng hoá;
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;
- Xuất xứ hàng hoá.
(Lưu ý: Tùy từng tính chất loại hàng mà thông tin này sẽ thay đổi - Quy định tại Điều 12 Nghị định 89/2006/NĐ-CP )
1.jpg

(Ảnh minh họa)
2. Các văn bản hướng dẫn nào về C/O và nhãn hàng hóa:
  • Theo công văn số 5825/TCHQ-GSQL ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Tổng Cục Hải Quan:
"Việc hàng hóa nhập khẩu vi phạm quy định về nhãn tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP không phải là lý do để từ chối cho được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt khi người khai hải quan nộp C/O ưu đãi (trừ trường hợp vi phạm nghiêm trọng buộc tái xuất, hủy, tịch thu hàng hóa). Do vậy, nếu không có nghi ngờ nào khác về xuất xứ thì sẽ chấp nhận cho lô hàng nhập khẩu hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định."
  • Theo công văn số 6011/TCHQ-GSQL ngày 28 tháng 05 năm 2014 của Tổng Cục Hải Quan:
"- Đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu thực tế hàng hóa theo quy trình thủ tục hải quan hiện hành, không kiểm tra việc dán nhãn trên hàng hóa khi nhập khẩu (bao gồm cả nhãn gốc và nhãn phụ), không xử phạt vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định về nhãn hàng hóa, trừ trường hợp cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc có yêu cầu về bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm dán nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
- Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp doanh nghiệp vi phạm quy định về dán nhãn hàng hóa khi đưa ra lưu thông trên thị trường theo quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP."


Từ 2 công văn trên theo mình nhãn hàng hóa không phải là căn cứ để từ chối C/O của doanh nghiệp. Tuy nhiên có nhiều bạn nói với mình doanh nghiệp bị bác C/O do khi kiểm tra thực tế hàng hóa không có nhãn hoặc thông tin trên nhãn còn thiếu, không đúng.
Ví dụ: Lô hàng có C/O Form E nhưng trên hàng không có "made in China" nên bị bác C/O

Vậy theo các bạn như thế có đúng không? Có văn bản quy định nào về vấn đề này không?
 

Đính kèm

Sửa lần cuối:

Thành Minh Trí

Active Member
Bài viết
116
Reaction score
106
Cảm ơn ad đã chia sẻ thông tin hữu ích.
Theo mình thì ví dụ trên còn phải tùy thuộc vào thời điểm:
- Nghị định 89/2006/NĐ-CP ban hành ngày 30/08/2006. Thời điểm đó nếu lô hàng có C/O Form E nhưng trên hàng không có "made in China" thì vừa bị xử phạt vi phạm về dán nhãn hàng hóa (cái này rõ ràng), vừa bị bác C/O Form E (thật ra vì lúc đó chưa có công văn số 5825/TCHQ-GSQL ngày 03 tháng 10 năm 2013 nên không có cơ sở nào để phản bác lại HQ) :(
- Nếu lô hàng trên rơi vào khoảng thời gian sau khi công văn số 5825/TCHQ-GSQL ngày 03 tháng 10 năm 2013 được ban hành, thì sẽ không bị bác C/O Form E vì mình đã có cơ sở để nói lại HQ. Nhưng sẽ vẫn bị xử phạt vi phạm về dán nhãn hàng hóa, vì chưa có công văn 6011/TCHQ-GSQL ngày 28 tháng 05 năm 2014 :eek:
- Nếu lô hàng trên rơi vào khoảng thời gian sau khi công văn số 6011/TCHQ-GSQL ngày 28 tháng 05 năm 2014 được ban hành, thì lúc này mình đã có trong tay đủ cơ sở để không bị bác C/O và không bị phạt về dán nhãn nữa :D

Còn từ đấy đến bây giờ có thêm thông tư điều chỉnh gì nữa không thì mình chưa biết. Phải nói là ngay cả ở trên ban hành xuống cũng chưa thống nhất được :(
 

Tìm thành viên

Top