Chia sẻ C/O-HIỆU LỰC: 14/12/2018] TT39/2018/TT-BCT về kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu

Trần Anh Trang

Moderator
Bài viết
547
Reaction score
748
HI All,

Chia sẽ AE về C/O-HIỆU LỰC: 14/12/2018] TT39/2018/TT-BCT về kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu / TT38/2018/TT-BCT về thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ:

Các anh chị em đọc và nghiên cứu qui định mới về C/O & Xác minh xuất xứ hàng hóa để áp dụng vào công việc thực tiễn.

- Thông tư 38/2018/TT-BTC (chế độ GSP khi xuất hàng hóa sang các nước EU)

- Thông tư 39/2018/TT-BTC (Kiểm tra xuất xứ hàng hóa)

Thông tư 38/2018/TT-BCT quy định về thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Tóm tắt nội dung:

Hướng dẫn hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa sang EU
Ngày 30/10/2018, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 38/2018/TT-BCT quy định thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) khi xuất khẩu sang EU, Na Uy, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo đó, thương nhân muốn được hưởng ưu đãi theo GSP khi xuất khẩu sang các thị trường nêu trên phải đăng ký mã số REX, trừ khi lô hàng xuất khẩu có tổng giá trị không quá €6,000 (tính theo giá xuất xưởng).

Thương nhân phải phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP cho từng lô hàng và có giá trị hiệu lực 12 tháng kể từ ngày phát hành.

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP có thể được phát hành sau khi đã xuất khẩu nhưng phải nộp cho cơ quan hải quan của nước nhập khẩu trong vòng 02 năm kể từ ngày nhập khẩu.

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP được miễn đối với hàng hóa đóng gói nhỏ có tổng giá trị không quá €500 hoặc hàng hóa là hành lý cá nhân có tổng giá trị không quá €1,200.

Hàng hóa được miễn chứng nhận xuất xứ nêu trên chỉ được nhập khẩu với mục đích sử dụng cá nhân chứ không được nhập khẩu với mục đích thương mại và việc nhập khẩu diễn ra không thường xuyên.

Thông tư 38/2018/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 14/12/2018; riêng, chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP được áp dụng từ ngày 01/01/2019.

Trong thời gian chuyển tiếp, thương nhân chưa có mã số REX vẫn được cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu A khi xuất khẩu sang các thị trường nêu trên.


Thông tư 39/2018/TT-BCT quy định về kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành


Tóm tắt nội dung:

Trình tự kiểm tra hồ sơ C/O khi có nghi ngờ xuất xứ hàng XK
Vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 39/2018/TT-BCT quy định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

Theo đó, khi có lý do nghi ngờ gian lận về xuất xứ hàng hóa, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước sẽ kiểm tra hồ sơ C/O, GCN hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM) đã cấp theo trình tự sau:

- Bộ Công Thương gửi cho cơ quan, tổ chức cấp C/O văn bản yêu cầu kiểm tra;

- Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu kiểm tra Cơ quan, tổ chức cấp C/O phải kiểm tra và trả lời bằng văn bản cho Bộ Công Thương;

Trường hợp cần gia hạn thời gian trả lời, cơ quan, tổ chức cấp C/O gửi cho Bộ Công Thương văn bản giải trình nhưng không muộn hơn 05 ngày làm việc trước khi đến thời hạn quy định.

Trong quá trình kiểm tra hồ sơ C/O, CNM đã cấp, cơ quan, tổ chức cấp C/O yêu cầu thương nhân bổ sung chứng từ, tài liệu khi cần thiết.

Thông tư 39/2018/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 14/12/2018.
 

Đính kèm

Tìm thành viên

Top