Chia sẻ Báo cáo quyết toán cho DN gia công, sxxk, chế xuất.

Smile

Well-Known Member
Bài viết
292
Reaction score
392
Trời mưa gió ngồi buồn viết chơi mấy dòng chia sẻ về Báo cáo quyết toán cho DN gia công, sxxk, chế xuất. Bài hơi dài các cụ mợ cố gắng đọc hết hoặc lưu lại đọc nhé đừng phụ lòng người viết. nhớ like & share nhé


Còn thiếu sót hay bổ sung gì các cụ mợ vui nòng comment cho đầy đủ giúp.

*) Đối tượng thực hiện: DN gia công, sxxk (cả gc ngược và dn chế xuất)

*) Căn cứ pháp lý: Điều 60 Thông tư 39 sửa đổi, bổ sung của TT38

*) Nội dung:

1, Tần suất báo cáo:

- BCQT theo năm tài chính, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư

- Theo điều khoản chuyển tiếp TT39 thì Đối với nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, các hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công đang thực hiện trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực nhưng kỳ báo cáo quyết toán sau khi Thông tư này có hiệu lực hoặc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sau khi Thông tư này có hiệu lực, tổ chức cá nhân thực hiện báo cáo quyết toán theo quy định tại Thông tư này --> ví dụ nếu năm tài chính của DN từ 01/04/2018 đến 31/03/2018 thì BCQT theo TT38, còn nếu năm tài chính từ 01/07/2018 đến 30/06/2018 thì BCQT theo TT39 vì TT39 hiệu lực 05/06/2018.

2, Nguyên tắc lập sổ chi tiết kế toán và báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu:

- Thực hiện quản lý và theo dõi theo chế độ kế toán của BTC (như thông tư 200)

- Quản lý và theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo nguồn nhập kho (nhập khẩu hoặc mua trong nước) --> cái này nhiều dn kêu khó ko tách đc ^^

- Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc nhập khẩu được theo dõi chi tiết theo từng loại hình trong kỳ (nhập gia công, nhập sản xuất xuất khẩu, nhập kinh doanh, nhập lại nguyên vật liệu sau sản xuất...) đã khai trên tờ khai hải quan và chứng từ nhập kho trong kỳ. --> cái này nhiều dn cũng kêu khó ko tách đc ^^

- Lập và lưu trữ sổ chi tiết đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo chứng từ hàng hóa nhập khẩu (ví dụ theo số tờ khai); lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo hợp đồng, đơn hàng (theo số tk, theo PO, ..). --> các phiếu nhập kho, xuất kho ghi nhận chi tiết theo tờ khai, hợp đồng, đơn hàng

- Lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo hình thức nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, kho thành phẩm theo từng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm --> báo cáo chi tiết theo mã hàng đã khai trên tờ khai và theo quản trị sản xuất (không báo cáo theo tài khoản như tt38 nữa)

- Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình; --> nôm na là DN phải lập bảng MAP danh mục giữa bộ phận xnk và quản trị nếu có sự # nhau (cái này chắc 11/10 dn # là chắc rồi hehe). Tt38 thì ko có quy định này nhưng 39 đã công nhận sự # nhau này rồi. Khâu này nói thì đơn giản nhưng nhiều DN chủ quan ko thực hiện nên khi HQ kiểm tra stq thì giải trình rất mệt.

3, Nộp BCQT:

- Lập và nộp báo cáo quyết toán về tình hình xuất - nhập - tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả nhập khẩu của DNCX) cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất --> đký cssx ở đâu thì nộp bcqt ở đó

- Nộp BCQT nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo mẫu số 25 Phụ lục II (nếu nộp điện tử) ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục số V (nếu nộp giấy) ban hành kèm Thông tư 39

- Nộp BCQT thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 26 Phụ lục II (nếu nộp điện tử)ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15a/BCQTSP-GSQL Phụ lục số V (nếu nộp giấy) ban hành kèm Thông tư 39.

- Nộp định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II (nếu nộp điện tử) ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 16/ĐMTT-GSQL Phụ lục số V (nếu nộp giấy)ban hành kèm Thông tư này; --> nộp định mức cùng thời điểm bcqt sản phẩm xk. Phương pháp tính định mức tại điều 55 theo nguyên tắc cuối kỳ (khi kết thúc quy trình sản xuất sản phẩm).

4, Sửa đổi, bổ sung BCQT:

Trước tt38 ko quy định nhưng tt39 có quy định sửa trong thời hạn 60 ngày từ ngày nộp bcqt nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán và nộp lại cho cơ quan hải quan. Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

5, Kiểm tra BCQT:

- TT38 trước đây thì điều kiện kiểm tra là kiểm tra các DN bcqt lần đầu và kiểm tra theo quản lý rủi ro. Theo tt39 mới thì kiểm tra bcqt theo quản lý rủi ro.

- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, hồ sơ hải quan xuất khẩu sản phẩm, chứng từ kế toán, sổ kế toán, chứng từ theo dõi nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập kho, xuất kho và các chứng từ khác phát sinh trong kỳ báo cáo người khai hải quan phải lưu theo quy định tại Điều 16a Thông tư 39. Trường hợp kiểm tra các nội dung quy định trên mà cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận thì thực hiện kiểm tra tình hình sử dụng, quản lý nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật;

*) Một số lưu ý:

- Đối với loại hình gia công, phải thực hiện bcqt theo năm tài chính theo điều 60 TT39, ngoài ra khi kết thúc HĐGC thì phải xử lý npl, vật tư dư thừa tại điều 64

- Loại hình gia công ngược cũng thực hiện BCQT phình phường (DN nội địa thuê nc ngoài gc hoặc thuê DN CX gia công)

- Bỏ mẫu BCQT máy móc thiết bị HĐGC tại TT38.

- DN CX làm gia công hay sxxk thì bcqt theo loại hình tương ứng.

Nguồn: group Thủ Tục Hải Quan & Hệ Thống VNACCS/VCIS
 

lemonwater

New Member
Bài viết
15
Reaction score
1
- DN CX làm gia công hay sxxk thì bcqt theo loại hình tương ứng.
Bên mình là DNCX, thực hiện gia công và sản xuất xuất khẩu. Mở tờ khai chung loại hình cho GC và SXXK luôn. Vậy BCQT theo thông tư 39 như này thì làm chung đúng không bạn?
 

Sunflower_vt

New Member
Bài viết
1
Reaction score
0
- Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình;
Bạn ơi, trường hợp này thì mẫu 15a mình truyền đến hải quan mã sản phẩm của kế toán hay mã sản phẩm đã khai báo trên tờ khai bạn nhỉ?
 

Tìm thành viên

Top